[Toán 9-Đường tròn] &01. Đường tròn và tiếp tuyến của đường tròn

 

Hướng dẫn giải.
Bài 1.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Gọi O là giao điểm của hai đường chéo AC và BD.

Ta có OA = OB = OC = OD (tính chất) nên bốn điểm A, B, C, D thuộc cùng một đường tròn (tâm O, bán kính OA)

Theo định lí Pitago trong tam giác vuông ABC có:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Nên bán kính đường tròn là OA = 13 : 2 = 6.5 cm

Bài 2.

- Nối (1) - (5)

- Nối (2) - (6)

- Nối (3) - (4)

Bài 3.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Hình a) + b)

a) Xét tam giác ABC vuông tại A. Gọi O là trung điểm của BC.

Ta có AO là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên OA = OB = OC.

=> O là tâm của đường tròn đi qua A, B, C.

Vậy tâm của đường tròn ngoại tiếp ΔABC là trung điểm của cạnh huyền BC. (đpcm)

b) Xét tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) đường kính BC, ta có: OA = OB = OC

Tam giác ABC có đường trung tuyến AO bằng nửa cạnh BC nên suy ra tam giác ABC vuông tại A. (đpcm)

Bài 4.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Gọi R là bán kính của đường tròn O: R = 2

Ta có: OA2 = 12 + 12 = 2 => OA = √2 < R => A nằm bên trong (O)

OB2 = 12 + 22 = 5 => OB = √5 > R => B nằm bên ngoài (O)

OC2 = (√2)2 + (√2)2 = 4 => OC = 2 = R => C nằm trên (O)

Bài 5.

Cách 1:

- Lấy 3 điểm bất kì trên hình tròn. Vẽ hai dây AB và AC.

- Vẽ đường trung trực của AB và AC. Giao điểm O của đường trung trực này chính là tâm của hình tròn.

Để học tốt Toán 9 | Giải toán lớp 9

Cách 2:

- Gấp tấm bìa sao cho hai phần của hình tròn trùng nhau, nếp gấp là một đường kính.

- Lại gấp như trên theo nếp gấp khác, ta được một đường kính thứ hai. Giao điểm của hai đường kính này là tâm của đường tròn

Để học tốt Toán 9 | Giải toán lớp 9
Bài 6.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

- Hình 58 có tâm đối xứng là tâm đường tròn, có hai trục đối xứng là hai đường kính vuông góc với các cạnh của hình chữ nhật trong đường tròn.

- Hình 59 có một trục đối xứng, không có tâm đối xứng.

Bài 7.

- Nối (1) - (4)

- Nối (2) - (6)

- Nối (3) - (5)

Bài 8.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

- Tâm O là giao điểm giữa đường trung trực của BC và tia Ay. Nên ta có cách dựng:

   + Dựng đường trung trực (d) của BC. (d) cắt tia Ay tại O.

   + Vẽ đường tròn (O, OB). Đường tròn này đi qua B, C. Đó là đường tròn cần dựng.

- Chứng minh:

   + Vì O ∈ đường trung trực (d) của BC nên OB = OC. Suy ra (O, OB) đi qua B, C

   + Vì O ∈ Ay nên (O, OB) thỏa mãn điều kiện đề bài.

Bài 9.

a) Cách vẽ:

- Vẽ hình vuông ABCD.

- Vẽ cung tròn tâm A, bán kính là cạnh hình vuông. Cung tròn này đi qua B, D.

- Tương tự với các cung tròn còn lại.

Ta được bốn cung tròn tạo thành hình hoa bốn cánh.

b) Cách vẽ:

- Kẻ lại các ô vuông và lấy các điểm như hình 61.

- Lần lượt vẽ các cung tròn có tâm là các điểm A, B, C, D, E và bán kính là đường chéo của ô vuông.

Ta được năm cung tròn liền nét với nhau tạo thành hình chiếc lọ hoa.

Hướng dẫn giải.
Bài 10.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Gọi M là trung điểm của BC.

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

=> ME = MB = MC = MD

Do đó bốn điểm B, E, D, C cùng thuộc đường tròn tâm M. (đpcm)

b) Trong đường tròn tâm M nói trên, ta có DE là dây, BC là đường kính nên DE < BC.

Bài 11.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Kẻ OM ⊥ CD.

Vì AH // BK (cùng vuông góc HK) nên tứ giác AHKB là hình thang.

Hình thang AHKB có: AO = OB (bán kính); OM // AH // BK (cùng vuông góc HK)

=> OM là đường trung bình của hình thang => MH = MK         (1)

Vì OM ⊥ CD nên MC = MD     (2)

Từ (1) và (2) suy ra CH = DK. (đpcm)

Bài 12.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Kẻ OJ vuông góc với AB tại J.

Theo quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây suy ra: J là trung điểm của AB.

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông OAJ có:

OJ2 = OA2 – AJ2 = 52 – 42 = 9 (OA = R = 5cm) => OJ = 3cm         (1)

Vậy khoảng cách từ tâm O đến dây AB là OJ = 3cm.

b) Kẻ OM vuông góc với CD tại M.

Tứ giác OJIM có: Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9 nên là hình chữ nhật

Ta có IJ = AJ – AI = 4 – 1 = 3cm => OM = IJ = 3cm (Tính chất hình chữ nhật)     (2)

Từ (1), (2) suy ra CD = AB (hai dây cách đều tâm thì bằng nhau). (đpcm)

Bài 13.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Nối OE ta có: AB = CD => OH = OK (hai dây bằng nhau thì cách đều tâm)

H là trung điểm của AB nên OH ⊥ AB (đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây đó)

K là trung điểm của CD nên OK ⊥ CD (đường kính đi qua trung điểm của dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây đó)

Hai tam giác vuông OEH và OEK có: OE là cạnh chung; OH = OK

Do đó ΔOEH = ΔOEK (cạnh huyền, cạnh góc vuông) => EH = EK         (1). (đpcm)

b) Ta có: H là trung điểm của AB nên AH = Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9AB

K là trung điểm của CD nên CK = Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9CD

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Mà AB = CD (gt) suy ra AH = KC     (2)

Từ (1) và (2) suy ra: EA = EH + HA = EK + KC = EC. Vậy EA = EC. (đpcm)

Bài 14.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Kẻ OM ⊥ AB, ON ⊥ CD.

Ta thấy M, O, N thẳng hàng. Ta có:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông AMO có: OM2 = OA2 – AM2 = 252 – 202 = 225

=> OM = √225 = 15cm => ON = MN – OM = 22 – 15 = 7 (cm)

Áp dụng định lí Pitago trong tam giác vuông CON có: CN2 = CO2 – ON2 = 252 – 72 = 576

=> CN = √576 = 24 => CD = 2CN = 48cm

Bài 15.

a) Trong đường tròn nhỏ: AB > CD => OH < OK (định lí 3)

b) Trong đường tròn lớn: OH < OK => ME > MF (định lí 3)

c) Trong đường tròn lớn: ME > MF => MH > MK

Bài 16.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Kẻ OH ⊥ EF.

Trong tam giác vuông OHA vuông tại H có OA > OH (đường vuông góc ngắn hơn đường xiên).

Vì OA > OH nên BC < EF (định lí 3).

Hướng dẫn giải.
Bài 17. Từ hệ thức giữa d và R ta có bảng:
RdVị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
5cm3cmCắt nhau (d < R)
6cm6cmTiếp xúc nhau (d = R)
4cm7cmKhông giao nhau (d > R)
Bài 18.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Kẻ AH ⊥ Ox, AK ⊥ Oy.

Vì AH = 4 > R = 3 nên đường tròn tâm (A) và trục hoành không giao nhau.

Vì AK = 3 = R nên đường tròn (A) và trục tung tiếp xúc nhau.

Bài 19.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì có bán kính bằng 1cm và tiếp xúc với đường thẳng xy.

Ta có: R = 1, và đường tròn tiếp xúc với đường thẳng xy nên ta có: d = R, suy ra d = 1.

=> Tâm O cách đường thẳng xy một khoảng cố định 1cm nên nằm trên các đường thẳng (a) và (b) song song với xy và cách xy một khoảng là 1cm.

Bài 20.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Theo định lí Pitago trong tam giác vuông OAB có:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9
Bài 21.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Ta có: AB2 + AC2 = 32 + 42 = 25 ; BC2 = 52 = 25

Nên AB2 + AC2 = BC=> tam giác ABC vuông tại A hay AC ⊥ BA.

Đường thẳng AC đi qua điểm A của đường tròn và vuông góc với bán kính BA đi qua điểm A nên AC là tiếp tuyến của đường tròn.

Bài 22.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Đường tròn (O) tiếp xúc với d nên d là tiếp tuyến của (O) hay d vuông góc với bán kính của (O) tại tiếp điểm A. Suy ra tâm O của đường tròn nằm trên đường thẳng vuông góc với d tại A.

Lại có (O) qua B nên tâm O của đường tròn nằm trên đường trung trực của AB.

Vậy tâm O là giao điểm của đường vuông góc với d tại A và đường trung trực của AB.

Bài 23. Từ hình vẽ, đường tròn (A) và (C) nằm cùng một phía (về bên dưới) so với sợi dây nên có cùng chiều quay, còn đường tròn (B) nằm ở khác phía (bên trên).

=> đường tròn (A) và (C) quay ngược chiều với (B).

Khi dây cua-roa chuyển động, đường tròn (B) quay ngược chiều của kim đồng hồ nên đường tròn (A) và (C) có cùng chiều quay của kim đồng hồ.

Bài 24.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Gọi H là giao điểm của OC và AB, ΔAOB cân tại O (OA = OB, bán kính). OH là đường cao nên cũng là đường phân giác. Do đó:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Suy ra: CB vuông góc với OB, mà OB là bán kính của đường tròn (O)

⇒ CB là tiếp tuến của đường tròn (O) tại B. (điều phải chứng minh)

b) Ta có: OH vuông góc AB nên H là trung điểm của AB (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Vậy OC = 25 cm

Bài 25.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Bán kính OA vuông góc với BC nên MB = MC. Lại có MO = MA (gt).

Suy ra tứ giác OBAC là hình bình hành vì có các đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.

Lại có: OA ⊥ BC nên OBAC là hình thoi. 

b) Ta có: OA = OB (bán kính) ; OB = BA (tính chất hình thoi).

Nên OA = OB = BA => ΔAOB đều => ∠AOB = 60o

Trong tam giác OBE vuông tại B ta có: BE = OB.tg∠AOB = OB.tg60o = R.√3

Bài 26.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Ta có: AB = AC (tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau). Nên ΔABC cân tại A.

Lại có AO là tia phân giác của góc A nên AO ⊥ BC. (trong tam giác cân, đường phân giác cũng là đường cao)

b) Gọi I là giao điểm của AO và BC. Suy ra BI = IC (đường kính vuông góc với một dây).

Xét ΔCBD có : CI = IB ; CO = OD (bán kính)

⇒ BD//OI (OI là đường trung bình của tam giác BCD). Vậy BD//AO.

c) Theo định lí Pitago trong tam giác vuông OAC:

AC2 = OA2 – OC2 = 42 – 22 = 12 => AC = √12 = 2√3 (cm)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Do đó AB = BC = AC = 2√3 (cm).

Bài 27.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có: DM = DB, EM = EC, AB = AC

Chu vi ΔADE:

    CΔADE = AD + DE + AE = AD + DM + ME + AE = AD + DB + EC + AE = AB + AC = 2AB (đpcm)

Bài 28.
Để học tốt Toán 9 | Giải toán lớp 9

Gọi O là tâm của một đường tròn bất kì tiếp xúc với hai cạnh góc xAy. Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

Để học tốt Toán 9 | Giải toán lớp 9

Hay AO là tia phân giác của góc xAy.

Vậy tâm các đường tròn tiếp xúc với hai cạnh của góc xAy nằm trên tia phân giác của góc xAy.

Bài 29.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Đường tròn (O) tiếp xúc với hai tia Ax và Ay nên tâm O của (O) nằm trên tia phân giác của góc xAy. (Xem lại Bài 28 trang 116 SGK Toán 9 Tập 1) . Do đó ta có cách dựng:

- Dựng tia phân giác At của góc xAy.

- Dựng đường thẳng Bz qua B và vuông góc với tia Ax.

- Giao điểm O của At và Bz là tâm của đường tròn cần dựng.

- Dựng đường tròn tâm O, bán kính R = OB, ta được đường tròn cần dựng.

Bài 30.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:

    OC là tia phân giác của ∠AOM ;     OD và tia phân giác của ∠BOM

OC và OD là các tia phân giác của hai góc kề bù ∠AOM và ∠BOM nên OC ⊥ OD.

=> ∠COD = 90o (đpcm)

b) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:     CM = AC, DM = BC

Do đó: CD = CM + DM = AC + BD (đpcm)

c) Ta có: AC = CM, BD = DM nên AC.BD = CM.MD

ΔCOD vuông tại O, ta có: CM.MD = OM2 = R2 (R là bán kính đường tròn O).

Vậy AC.BD = R2 (không đổi).

Bài 31.

a) Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau ta có:     BD = BE, CE = CF, AD = AF

Ta có:     AB + AC – BC = (AD + BD) + (AF + FC) – (BE + EC)

= (AD + AF) + (DB – BE) + (FC – EC) = AD + AF = 2AD.

Vậy 2AD = AB + AC – BC (đpcm)

b) Tương tự ta tìm được các hệ thức: 2BE = BA + BC – AC ; 2CF = CA + CB – AB

Bài 32.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

- Chọn D.

- Gọi O là tâm đường tròn nội tiếp Δ ABC, H là tiếp điểm thuộc BC.

Đường phân giác AO của góc A cũng là đường cao nên A, O, H thẳng hàng.

Ta có: HB = BC, ∠HAC = 30o, AH = 3.OH = 3 (cm)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9
Hướng dẫn giải.
Bài 33. Ta có: OA = OC (bán kính) nên ΔOAC cân tại O.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Lại có O'A = O'D (bán kính) nên ΔO'AD cân tại O'

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Vậy OC // O'D (có hai góc so le trong bằng nhau).

Bài 34. 

Trường hợp 1: O và O' nằm khác phía đối với AB

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Gọi I là giao điểm của OO' và AB. Theo tính chất đường nối tâm ta có:

    AB ⊥ OO' và AI = IB = 12

Áp dụng định lí Pitago, ta được:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Vậy OO' = OI + IO' = 16 + 9 = 25 (cm)

Trường hợp 2: O và O' nằm cùng phía đối với AB

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Tương tự như trường hợp 1, ta có:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Vậy OO' = OI – O'I = 16 – 9 = 7 (cm).

Bài 35. Ta có bảng sau:
Vị trí tương đối của hai đường trònSố điểm chungHệ thức giữa d, R, r
(O; R) đựng (O'; r)0d < R - r
Ở ngoài nhau0d > R + r
Tiếp xúc ngoài1d = R + r
Tiếp xúc trong1d = R – r
Cắt nhau2R – r < d < R + r
Bài 36.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Gọi O’ là tâm của đường tròn đường kính OA.

Gọi R và r lần lượt là bán kính đường tròn tâm O và tâm O’.

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Suy ra, hai đường tròn đã cho tiếp xúc trong với nhau.

b) +) Xét đường tròn (O’) có A, O, C là ba điểm cùng thuộc đường tròn và OA là đường kính nên tam giác AOC vuông tại C. ⇒ OC ⊥ AD

+) Xét đường tròn tâm (O) có A, D là hai điểm thuộc đường tròn nên OA = OD

⇒ ΔAOD cân tại O mà OC ⊥ AD ⇒ OC là đường trung tuyến của ΔAOD

⇒ C là trung điểm của AD ⇒ AC = CD

Bài 37.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Giả sử vị trí các điểm theo thứ tự là A, C, B, D.

Kẻ OH ⊥ CD. Theo tính chất đường kính vuông góc với một dây ta có: HA = HB, HC = HD

Nên AC = HA – HC = HB – HD = BD. Vậy AC = BD.

(Trường hợp vị trí các điểm theo thứ tự là A, D, C, B chứng minh tương tự.)

Bài 38.

a) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc ngoài với đường tròn (O; 3cm) nằm trên đường tròn (O; 4cm).

b) Tâm của các đường tròn có bán kính 1cm tiếp xúc trong với đường tròn (O; 3cm) năm trên đường tròn (O; 2cm).

Bài 39.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta được IA = IB, IA = IC.

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

b) Theo tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau ta có IO, IO' là các tia phân giác của hai góc kề bù AIB, AIC nên:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

c) ΔOIO' vuông tại A có IA là đường cao nên theo hệ thức giữa cạnh và đường cao ta có:

    IA2 = AO.AO' = 9.4 = 36 => IA = 6 (cm). Vậy BC = 2.IA = 2.6 = 12 (cm)

Bài 40. Vì nếu hai đường tròn tiếp xúc ngoài thì hai bánh xe quay theo hai chiều khác nhau (một bánh xe quay cùng chiều quay của kim đồng hồ, bánh xe kia quay ngược chiều của kim đồng hồ). Nếu hai đường tròn tiếp xúc trong thì hai bánh xe quay theo chiều như nhau. Do đó:

- Hình a, b hệ thống bánh răng chuyển động được.

- Hình c, hệ thống bánh răng không chuyển động được.

Hướng dẫn giải.
Bài 41.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a)

IO = OB – IB => (I) tiếp xúc trong với (O).

OK = OC – KC => (K) tiếp xúc trong với (O)

IK = OH + KH => (I) tiếp xúc ngoài với (K)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

c) ΔAHB vuông nên AE.AB = AH2

ΔAHC vuông nên AF.AC = AH2

Suy ra AE.AB = AF.AC

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

d) Gọi G là giao điểm của AH và EF

Tứ giác AEHF là hình chữ nhật => AH = EF

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Do đó EF là tiếp tuyến của đường tròn (I)

Tương tự, EF là tiếp tuyến của đường tròn (K)

e) - Cách 1:

Ta có: EF = AH ≤ OA (OA có độ dài không đổi)

Do đó EF lớn nhất khi AH = OA <=> H trùng O hay dây AD đi qua O.

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất.

Cách 2: EF = AH = AD/2.

Do đó EF lớn nhất khi AD lớn nhất. Khi đó, dây AD là đường kính.

Vậy khi dây AD vuông góc với BC tại O thì EF có độ dài lớn nhất.

Bài 42.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) MA và MB là các tiếp tuyến của (O) (gt).

Theo tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau, ta có: MA = MB

MO là tia phân giác của góc AMB

ΔAMB cân tại M (MA = MB) mà có MO là đường phân giác nên đồng thời là đường cao

=> MO ⊥ AB hay ∠MEA = 90o

Tương tự ta có MO' là tia phân giác của góc AMC và ∠MFA = 90o

MO, MO' là tia phân giác của hai góc kề bù ∠AMB và ∠AMC nên ∠EMF = 90o

=> Tứ giác AEMF là hình chữ nhật (vì có ba góc vuông).

b) ME.MO = MA2 (hệ thức lượng trong ΔMAO vuông)

MF.MO' = MA2 (hệ thức lượng trong ΔMAO' vuông)

Suy ra ME.MO = MF.MO'

c) Đường tròn có đường kính BC có tâm M, bán kính MA.OO' vuông góc với MA tại A nên là tiếp tuyến của đường tròn (M).

d)

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Gọi I là trung điểm của OO', I là tâm của đường tròn có đường kính OO', IM là bán kính (vì MI là trung tuyến ứng với cạnh huyền của MOO'. IM là đường trung bình của hình thang OBCO' nên IM // OB // O'C. Do đó IM ⊥ BC.

BC vuông góc với IM tại M nên BC là tiếp tuyến của đường tròn (I).

Bài 43.
Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

a) Kẻ OM ⊥ AD.

Theo tính chất đường kính vuông góc với một dây, ta có: MA = MC

Tương tự, kẻ O'N ⊥ AD => NA = ND.

Ta có:

Để học tốt Toán 9 | Giải bài tập Toán 9

Vậy tứ giác OMNO' là hình thang vuông.

Ta còn có: IO = IO' (gt) và IA // OM

Do đó IA là đường trung bình của hình thang OMNO'.

=> AM = AN hay 2AM = 2AN, Hay AC = CD (đpcm)

b) Ta có OO' là đường nối tâm của (O) và (O') nên OO' là đường trung trực của AB.

Suy ra IH ⊥ AB và IA = IB

Ta lại có IA = IK (do K là điểm đối xứng của A qua I).

Nên IH là đường trung bình của tam giác AKB. Suy ra IH // KB

Mà IH ⊥ AB. Suy ra KB ⊥ AB (đpcm)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Chứng Khoán] &6. Chỉ Số ROE: Tính Toán Và Cách Dùng

[ĐS10] Logic - 01.Mệnh đề & Tập hợp