Châu Úc
Châu Đại Dương là châu lục có diện tích nhỏ nhất trong 5 châu lục, và châu Đại Dương có tất cả 14 quốc gia độc lập là Australia, New Zealand, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Liên bang Micronesia, Kiribati, Palau, Quần đảo Marshall, Fiji, Tonga, Vanuatu, Tuvalu, Nauru và Samoa (Tây Samoa), đều là các quốc đảo (ngoại trừ Australia) và nhiều đảo, nhóm đảo, quần đảo là lãnh thổ hải ngoại hay vùng kiểm soát của các quốc gia Pháp, Mỹ, Australia, New Zealand nằm tập trung trong 4 khu vực chính là Australasia; Melanesia; Micronesia và Polynesia, trải rộng trên phần trung tâm và Nam Thái Bình Dương.
*Danh sách được cập nhật theo Wikipedia
[01]. Thịnh vượng chung Australia
[01.1]. Sydney, Úc
Bắt đầu hoạt động vào năm 1932, Cầu Cảng Sydney là một trong những cầu sắt kiểu vòm lớn nhất thế giới và được người dân địa phương gọi là "Cái móc áo". Khung cảnh cây cầu, Nhà hát Opera Sydney và cảng đều được mọi người coi là biểu tượng.
Thành phố năng động này có những bãi biển, bến cảng, Cầu Cảng Sydney (ảnh), Nhà hát Opera Sydney và Dãy núi Blue tuyệt đẹp.
[01.2]. Channel Country, ÚcLà một khu vực đồng cỏ thuộc vùng hẻo lánh của Úc, Channel Country được biết đến với những cảnh quan tuyệt đẹp. Bức ảnh này phản ánh hệ thống kênh rạch siêu chằng chịt của Channel Country, hứa hẹn là một cảnh tượng độc đáo để ngắm nhìn từ không trung.
[01.3]. Kingston, Úc
Sông Murray chảy cạnh những hàng cây đang ngả sắc thu trong Vùng Riverland thuộc Nam Úc. Murray là con sông dài nhất ở Úc, chiều dài 1.558 dặm (2.508 km).
[01.4]. Pilbara, Tây Úc
Ở Pilbara, bạn có tìm thấy được một số tảng đá bề mặt lâu đời nhất trên thế giới. Hằng năm, khu vực này phải đối mặt với thời tiết nóng nhất thế giới và bị tàn phá bởi lốc xoáy đôi khi làm ngập cảnh quang nơi đây.
[01.5]. Dãy Bungle Bungle, Kimberley, Úc
Còn được gọi gọi là các BIF (các tảng đá sắt tập hợp), dãy núi này nằm ở Vườn Quốc gia Purnululu. Những tảng đá này có sọc màu cam và xám, chỉ mới được thế giới biết đến vào năm 1982.
[01.6]. Vườn Quốc gia Uluru-Kata Tjuta, Úc
Uluru, còn được gọi là Đá Ayers, là một khối đá sa thạch lớn ở phần phía nam của Lãnh thổ Phía Bắc thuộc trung Úc. Uluru là nơi linh thiêng đối với người Pitjantjatjara, Thổ dân trong vùng. Đây cũng là một Di sản Thế giới UNESCO.
[01.7]. Vườn quốc gia Tasman, Úc
Vườn quốc gia này có những cánh rừng cao ngút ngàn cùng đường bờ biển đẹp mê hồn, thể hiện đầy đủ và sống động thiên nhiên hoang dã cùng cảnh sắc phong phú của nước Úc. Đây là điểm đến được nhiều du khách ghé thăm nhờ có những kỳ quan đá ấn tượng, bao gồm ở dạng hang động và vòm đá. Với những du khách thích đi bộ đường dài, cung đường Three Capes Track chắc chắn là lựa chọn không thể bỏ qua.
[01.8]. Vườn quốc gia Cape Le Grand, Úc
Nằm gần khu vực Tây Úc, vườn quốc gia này nổi tiếng với những phiến đá granite chạy dọc đường bờ biển và những bãi biển cát trắng nguyên sơ, trải dài trên nhiều hòn đảo. Một nét độc đáo nữa là vườn quốc gia này có nhiều loài động vật được coi là "hóa thạch sống". Vịnh Lucky – nơi sinh sống của một bầy chuột túi là một trong những địa điểm tuyệt vời nhất để cắm trại ở đây.
[01.9]. Vườn quốc gia Springbrook, Úc
Nằm ở vùng nội địa Gold Coast của bang Queensland, vườn quốc gia được bảo vệ này thuộc địa phận của Rừng mưa nhiệt đới Gondwana. Nơi đây là Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Nổi tiếng với những cánh rừng tự nhiên nguyên sơ, những thác nước hùng vĩ cùng hệ động thực vật vô cùng ấn tượng, vườn quốc gia này là địa điểm lý tưởng cho những người đam mê đi bộ đường dài.
[01.10]. Vườn Quốc gia Núi Cradle - Hồ St Clair, Úc
Là một phần của Vùng Hoang dã thuộc Di sản Thế giới ở Tasmania , vườn quốc gia tự hào có thảm thực vật đa dạng, bao gồm đồng cỏ, rừng nhiệt đới và nhiều loài thực vật cổ. Vườn quốc gia cũng cung cấp môi trường sống đa dạng cho các loài động vật hoang dã, bao gồm loài quỷ Tasmania, mèo túi, thú mỏ vịt, echidna, và một số loài chim.
[01.11]. Cầu Cảng Sydney, Úc
Với tổng chiều dài là 1.149 mét, đây là một trong những cây cầu vòm thép dài nhất thế giới. Cầu được dân địa phương gọi là "Cái móc áo", được mở cửa vào năm 1932 và có vai trò là liên kết chính giữa Sydney và các vùng ngoại ô của thành phố. Cầu có bốn đường ray tàu hỏa, một đường cao tốc và hai đường dành cho người đi bộ.
[02]. New Zealand
Nằm trên bờ biển phía đông Đảo Bắc của New Zealand, Vịnh Đảo là khu vực gồm 144 hòn đảo. Vùng biển xanh ngắt, nguyên sơ này là nơi sinh sống của một vài sinh vật biển thú vị, cũng là nơi phù hợp để tổ chức một loạt các hoạt động dưới nước. Điều này biến nơi đây trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng.
[02.2]. Đảo Dê, Leigh, New Zealand
Hòn đảo còn được biết đến với tên gọi Te Hāwere-a-Maki ở Māori, nằm trong khu bảo tồn biển đầu tiên của New Zealand gọi là Khu bảo tồn Biển Mũi Rodney - Mũi Okakari. Là khu vực nổi tiếng với giới thợ lặn, nơi đây có làn nước trong vắt giúp ta có thể ngắm nhìn được các loài cá hồng, cầu gai, và cá đuối ó.
[02.3]. Fernhill, New Zealand
Vùng ngoại ô của thị trấn Queenstown được bao bọc bởi chân núi Ben Lomond và hồ nước Wakatipu. Địa điểm tuyệt đẹp này chính là nơi sở hữu những khung cảnh ấn tượng nhất trong khu vực.
[02.4]. Hồ Champagne Pool, New Zealand
Hồ này là một trong những đặc điểm địa nhiệt độc đáo nhất của khu vực địa nhiệt Wai-O-Tapu. Được hình thành từ khoảng 900 năm trước, hồ Champagne Pool có tên gọi như vậy là do dòng khí carbon dioxide khiến chất lỏng địa nhiệt nơi đây trông như một ly rượu sâm banh sủi bọt.
[03].
[04].
[05].
[06].
[07].
[08].
[09].
[10]. Nhà nước Độc lập Samoa
[10.1]. Bờ biển phía đông nam trên Lãnh thổ Samoa thuộc Hoa Kỳ
Với những đỉnh núi cao bao quanh và hệ động vật khác lạ, bờ biển phía đông nam Samoa thuộc Hoa Kỳ này mang đến một khung cảnh ấn tượng cho người chiêm ngưỡng. Một trong những nơi đẹp nhất là Khu bảo tồn biển quốc gia vịnh Fagatele - hồ núi lửa chìm với vô vàn sinh vật biển.
Với những đỉnh núi cao bao quanh và hệ động vật khác lạ, bờ biển phía đông nam Samoa thuộc Hoa Kỳ này mang đến một khung cảnh ấn tượng cho người chiêm ngưỡng. Một trong những nơi đẹp nhất là Khu bảo tồn biển quốc gia vịnh Fagatele - hồ núi lửa chìm với vô vàn sinh vật biển.
Nhận xét
Đăng nhận xét