[001]. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” với một lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi. Như tác giả đã nói quyển sách này ông không viết cho trẻ em mà ông viết sách này cho những ai đã từng là trẻ em. Câu truyện xoay quanh các nhân vật Cu Mùi, Tí Sún, Hải Cò và Tủn. Trở lại những ngày tháng khi còn là những đứa bé tám tuổi với những trò nghịch và ước muốn thay đổi thế giới thông qua những dòng hồi tưởng của tác giả.
Bằng trí tưởng tượng xen lẫn sự nghịch ngợm ngây ngô của trẻ con, Cu Mùi đã cùng đám bạn đã bày ra những trò chơi, từ đánh nhau đến rách áo chảy máu cho tới chơi trò vợ chồng và muốn thay đổi thế giới bằng cách gọi tên đồ vật khác đi so với thực tế. Để rồi sau những tràng cười khi nhớ lại một thời trẻ con, phiên tòa xét xử người lớn của bọn trẻ khiến chúng ta phải nhìn lại.
“Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như là một khúc tâm tình xuyên suốt nhiều thế hệ, có những khúc vui tươi hồn nhiều lại có những khúc trầm lặng man mác.
[002]. Chiến binh cầu vồng
“Chiến binh cầu vồng” dựa trên câu chuyện có thực về thời thơ ấu của chính nhà văn Andrea Hirata. Cuốn sách về ước mơ và cuộc đấu tranh bền bỉ của thầy trò trường Muhammadiyah để gìn giữ quyền giáo dục cho chính mình đã giành thành công vang dội ngay từ lần xuất bản đầu tiên năm 2005. Cuốn sách kể về những chuyện xảy ra quanh trường học của một làng nghèo ở Indonesia, nơi sự nghèo nàn còn bủa vây lấy người dân, và nỗi lo cơm áo gạo tiền chồng chất lên đầu bố mẹ những đứa trẻ.
Ngôi trường chỉ có vỏn vẹn 10 học sinh, có thầy Harfan và cô giáo Mus là 2 người khơi dậy ngọc lửa học tập không ngừng trong lòng những đứa trẻ. Hai con người ấy hết lần này đến lần khác giữ cho ngồi trường thoát khỏi nguy cơ sập đổ vì sự vô tình của những người giàu có muốn khai thác thiếc dưới nền ngôi trường, rồi những lần đối phó với ông thanh tra giáo dục chỉ nhăm nhe đóng cửa trường.
“Chiến binh cầu vồng” là một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học, có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái.
[003]. Năm tháng vội vã
Cuốn sách “Năm tháng vội vã” của tác giả Cửu Dạ Hồi là một câu chuyện xoay quanh năm người bạn – Phương Hồi, Trần Tầm, Triệu Diệp, Gia Mạt và Kiều Nhiên – một nhóm bạn thời niên thiếu điển hình. Họ cùng nhau đi qua những năm tháng thanh xuân cấp 3 vui có buồn cũng có. Họ gặp nhau giữa biển người, trao cho nhau những yêu thương chân thành nhất, và rồi trước sóng gió cuộc đời, họ như bong bóng nọt nước tan ra mỗi người một ngã rẻ.
Mỗi người họ trưởng thành và bước về những phương trời khác nhau. Nhưng trong tim họ sẽ không bao giờ có thể quên được những năm tháng cùng nhau đứng dưới sân trường F, nở nụ cười đẹp nhất, mang tinh thần tuyệt vời nhất của thanh xuân dâng hiến cho cuộc đời. Họ đã từng làm tổn thương nhau, nhưng qua bao nhiêu xa cách, cuối cùng tất cả đều biến thành ba chữ “không thể quên”.
[004]. Hạ Đỏ
Một câu chuyện tình yêu tuổi học trò buồn được viết dưới ngòi viết của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Đúng như cái tên “Hạ Đỏ”, câu chuyện mùa hè ở 1 vùng quê yên bình của một cậu bé Chương ở thành phố về chơi trong 3 tháng hè quá đỗi bình dị, đáng yêu. Về quê, Chương được hai đứa con cua dì 6 là Nhạn và Dế dẫn đi bắn chim, tắm suối. Chương còn làm quen được người bạn gái mới như Thơm và cả đánh nhau với tụi thằng Dư bên xóm Miễu. Sau đó, Chương phát hiện ra Dư có một người chị gái tên Út Thêm – một cô gái rất dịu dàng và rất duyên, lại còn có răng khểnh.
Sau khi lân la làm quen với Út Thêm thì Chương mới biết hai chị em nhà Dư đều không biết chữ, thế là Chương quết định dùng những tháng hè còn lại để dạy chữ cho hai chị em. Thực sự, cậu mến Út Thêm lắm mà không dám nói ra. Ngày hè cũng hết, cậu phải lên thành phố mang theo trong lòng mối tình đơn phương con con đó đi. Và rồi, mối tình sẽ chẳng thể thành sự thật vì Út Thêm sắp lấy chồng.
Giọng văn nhẹ nhàng mà chân thực của tác giả khiến độc giả đọc tới đâu liên tưởng tới đó, nhờ lại những mối tình hồi còn là học trò của mình khi xưa mà mỉm cười.
[005]. Bong bóng lên trời
Bong bóng luôn gợi nhớ cho mọi người về một tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng, làm ùa về những niềm vui giản dị mà ngọt ngào. Chính vì thế nên ngay từ lần đầu nhìn vào tựa sách “Bong bóng lên trời” của Nguyễn Nhậ Ánh đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Được đánh giá là một cuốn sách hay, chứa đựng ý nghĩa cao cả, đưa độc giả về những năm tháng tuổi thơ tươi đẹp.
Nội dung cuốn sách kể về câu chuyện của cậu học trò nhỏ tên Thường. Vì thương ba bị bọn cướp bắn chết để lại mẹ chịu đựng căn bệnh viêm phế quản, vừa phải một mình chăm sóc gia đình. Thường đã lăn lội ngược xuôi để bán kẹo kéo. Đi bán tình cờ quen được Tài Khôn – một cô bé bán bóng bay hồn nhiên nhí nhảnh. Tuy cả hai đều thiếu thốn về vật chất những chúng vẫn rất giàu tình yêu thương với tâm hồn cao thương và thánh thiện.
Cốt truyện tuy đơn giản, bình dị nhưng lời văn trong sáng, nhẹ nhàng của Nguyễn Nhật Ánh lại có sức hấp dẫn lạ kì, chạm đến trái tim bạn đọc.
[006]. Ngôi trường mọi khi
Lại là một tác phẩm về tuổi học sinh hồn nhiên ngây thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. “Ngôi trường mọi khi” kể về cuộc sống của những bạn trẻ mới bước chân vào lớp 10, các cung bậc cảm xúc, các tình huống ngây ngô, nhưng cũng không thiếu điểm nhấn về hoàn cảnh, về tình thương yêu giữa mọi người. Tên nhân vật được tác giả đặt ra nghe hời kì kì truy nhiên lại mang cảm giác gần gũi thân thuộc như Hạt Tiêu, Bảnh Trai, Răng Chuột, Mặt Mụn, Tóc Ngắn, …
Những cô cậu học trò luôn bày ra những trò đùa nghịch ngợm tinh quá, với bao nhiêu kỉ niệm vui buồn hờn giận của tuổi mới lớn. Những nét vẽ trong trẻo của tác giả đã gợi lại một miền kí ức cho những cô cậu học trò cấp 3 đã ra trường, và khơi dậy một mảng trời đầy thú vị cho những ai đang chuẩn bị bước vào cổng trường cấp 3.
Cuốn sách như một nét vẽ nhẹ nhàng mà sâu lắng cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tinh khôi, những dư vị ngọt ngào, những dấu ấn và kỉ niệm khó phai mờ của một thuở “áo trắng sân trường”.
[007]. Cô Gái Đến Từ Hôm Qua
Nếu ngày xưa còn bé, Thư luôn tự hào mình là cậu con trai thông minh có quyền bắt nạt và sai khiến các cô bé cùng lứa tuổi thì giờ đây khi lớn lên, anh luôn khổ sở khi thấy mình ngu ngơ và bị con gái “xỏ mũi”. Và điều nghịch lý ấy xem ra càng “trớ trêu’ hơn, khi như một định mệnh, Thư nhận ra Việt An, cô bạn học thông minh thường làm mình bối rối bấy lâu nay chính là Tiểu Li, con bé hàng xóm ngốc nghếch từng hứng chịu những trò nghịch ngợm của mình hồi xưa.
Cuốn sách mang đến cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ và tinh nghịch về thời học sinh, đặc biệt là những rung động tình yêu đầu đời. Năm 2017, cuốn sách được chuyển thể thành phim do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn.
Nhận xét
Đăng nhận xét