[Chứng Khoán] &6. Chỉ Số ROE: Tính Toán Và Cách Dùng

Chỉ số ROE (Return On Equity) là thước đó đầu tiên trước khi đầu tư vào doanh nghiệp nào đó, điều quan trọng nhất mà bạn phải làm là đánh giá doanh nghiệp có thật sự tốt, phát triển bền vững trong tương lai.

Chỉ số ROE là chỉ số mà tôi sẽ đặt hàng đầu sử dụng để đánh giá doanh nghiệp dựa trên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp so với các công ty khác trong cùng nghành kinh doanh.

Chúng ta có thể bắt gặp chỉ số ROE trên báo cáo tài chính của tất cả các doanh nghiệp.

Bài viết sau sẽ trình bày đầy đủ nhất về cách tính, ý nghĩa của ROE và ứng dụng ROE trong từng ngành khác nhau. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu được tại sao ROE lại là một trong những chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của các nhà đầu tư.

Vậy ROE là gì? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin thú vị xoay quanh chỉ số quan trọng ROE.

CHỈ SỐ ROE LÀ GÌ ?

ROE là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Return On Equity”, nghĩa là “lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu” – thể hiện khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. ROE thể hiện mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận (nằm trên Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) và chỉ tiêu vốn (nằm trên Bảng cân đối kế toán).

ROE được sử dụng đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ROE là chỉ số quan trọng mà bạn cần phải nắm vững trong tất cả các chỉ số tài chính.

Vì ROE ngoài việc đánh giá khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp mà còn có thể hỗ trợ nhà đầu tư so sánh, nhận biết lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp so với những công ty đối thủ cùng nghành kinh doanh.

Từ đó, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định mua cổ phiếu của công ty hay không.

ROE là gì ?

CÁCH TÍNH CHỈ SỐ ROE

Như vậy chúng ta đã biết ROE là gì và tầm quan trọng của nó như thế nào. Cách tính chỉ số ROE cũng rất đơn giản, công thức tính ROE như sau:

Công thức tính ROE:

Công thức ROE

Các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu được trích từ báo cáo tài chính cuối kỳ bao gồm: bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Trong đó, lợi nhuận sau thuế trong công thức là thu nhập đối với cổ phiếu thường.

Công thức tính Equity

Vốn chủ sở hữu bình quân

Nếu lấy số liệu vốn Chủ Sở Hữu tại một thời điểm sẽ không phản ánh được sự thay đổi về vốn của công ty trong 1 năm. Vì vậy, ta phải sử dụng vốn chủ sở hữu bình quân để đánh giá đúng mức độ hiệu quả sử dụng vốn trong cả kỳ.

Công thức vốn chủ sở hữu

Ví dụ tính toán ROE

Tính toán hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp A, biết rằng lợi nhuận sau thuế trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh là: 1.100.000.000đ; vốn chủ sở hữu đầu kỳ là: 5.000.000.000 đồng, vốn chủ sở hữu cuối kỳ là 6.000.000.000 đồng.

Như vậy, đầu tiên chúng ta sẽ tính vốn CSH bình quân:

Vốn chủ sở hữu bình quân = (6.000.000.000 + 5.000.000.000)/2 = 5.500.000.000 đồng

Chỉ số ROE = 1.100.000.000/5.500.000.000 = 20%

Theo kết quả tính toán trên, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp A là 20%. Nghĩa là với mỗi đồng vốn kinh doanh, doanh nghiệp A sẽ tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận.

Ví dụ : Tính chỉ số ROE trực tiếp thông qua Báo Cáo Tài Chính của Doanh Nghiệp.

Tính chỉ số ROE của Công ty Cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT).

Bước 1 : Xác định chỉ tiêu Lợi Nhuận Sau Thuế.

Báo cáo tài chính công ty núi bà tay ninh 1

Trên Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, ta thấy lợi nhuận sau thuế của TCT năm 2018 là 69 tỷ đồng.

Bước 2: Xác định chỉ tiêu Vốn Chủ Sở Hữu Bình Quân.

Báo cáo tài chính núi bà tay ninh

Chỉ tiêu Lợi Nhuận Sau Thuế phía trên chúng ta lấy là phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2018 .

Do đó, nếu chỉ lấy Vốn Chủ Sở Hữu tại thời điểm 31.12.2018 sẽ không phản ánh đúnh được bản chất thay đổi về vốn của công ty trong cả 1 năm kinh doanh.

Ngoài ra nhà đầu tư cũng có thể sử dụng vốn chủ sở hữu hàng quý để tính toán trung bình vốn được chính xác hơn.

Ở đây chúng ta sẽ sử dụng Vốn Chủ Sở Hữu Bình Quân.

Vốn chủ sở hữu bình quân = (Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ)/2

Vốn Chủ Sở Hữu Bình Quân= (305 +243 )/2 = 274 tỷ

Bước 3: Tính chỉ số ROE

Và việc đơn giản còn lại là thay các số liệu vào công thức tính ROE.

ROE = Lợi nhuận sau thuế (Earning)/Vốn chủ sở hữu bình quân (Equity)*100%

ROE = 25%

ROE chỉ tương đối chính xác khi sử dụng so sánh cho các Công ty trong cùng nghành kinh doanh và sẽ không chính xác khi so sánh các công ty có hoạt động kinh doanh hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, có 1 số gợi ý cho bạn là ROE chấp nhận được là gần bằng với trung bình của chỉ số S&P500 trong dài hạn ( trên 25% và không nhỏ hơn dưới 20%).

ROE Ở CÁC NGUỒN CÓ SẴN

Ngoài việc tính toán ROE dựa vào các thông tin trên báo cáo tài chính, chúng ta cũng có thể tìm kết quả ROE được tính toán sẵn từ các nguồn tin cậy.

ROE của các doanh nghiệp niêm yết được tính toán và công bố trên các website chứng khoán.

Thông thường, các công ty chứng khoán sẽ tính toán và công bố các chỉ tiêu ROE trên website của họ. Bạn có thể sử dụng nguồn dữ liệu này để tham khảo.

FreeStock https://freestock.vn/loc-co-phieu/

Vietstock Finance https://vietstock.vn/

Cafef https://cafef.vn/

StockBiz https://www.stockbiz.vn/Default.aspx

ROE website
loc co phieu freestock

Ý NGHĨA CỦA ROE TRONG KINH DOANH

Những phân tích trên đã lý giải ROE là gì, cách tính toán ROE, vậy ý nghĩa của chỉ số này như thế nào? Không phải tự nhiên mà các nhà đầu tư đều rất quan tâm đến ROE, chỉ số này thể hiện một số ý nghĩa quan trọng như:

Thể Hiện Khả Năng Sinh Lời Của Vốn Đầu Tư

Khi đầu tư vào bất kỳ doanh nghiệp nào, các nhà đầu tư luôn muốn biết chỉ số ROE những năm gần nhất. Tỷ lệ ROE càng cao càng hấp dẫn vì nó thể hiện khả năng thu lời cao khi đầu tư vốn.

ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng đồng vốn hiệu quả, công ty đã cân đối hài hoà giữa vốn cổ đông và vốn đi vat để khai thác tối đa và hiệu quả lợi thế cạnh tranh của mính so với những công ty cùng nghành trong quá tronh huy động vốn, mở rộng quy mô.

Vì thế ROE càng cao càng hấp dẫn đối với nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận.

Thể Hiện Tình Hình Hoạt Động Của Doanh Nghiệp

Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROE cao và ổn định qua các năm, điều đó thể hiện tình hình hoạt động của doanh nghiệp ổn định và hiệu quả, thệ hiện lợi thế cạnh tranh cao của doanh nghiệp, hay doanh nghiệp độc quyền sẽ có ROE khá cao.

Ngoài ra, chỉ số ROE còn có ý nghĩa khi so sánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

ROE  có quan trọng

Chỉ Số ROE Bao Nhiêu Là Tốt

ROE được sử dụng đánh giá mức độ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

ROE càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn. Vậy ROE càng cao thì càng tốt có đúng không? Điều này thực ra không chính xác, muốn biết ROE bao nhiêu là tốt chúng ta cần có những phân tích sâu hơn.

Mức Tối Thiểu Của Chỉ Số ROE

Theo tiêu chuẩn quốc tế, một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả phải có ROE từ 15% trở lên.

Như vậy, đây là mức ROE tốt thiểu mà doanh nghiệp cần đạt được, nếu thấp hơn mức này, lợi nhuận tạo ra không cao và doanh nghiệp không đáng để đầu tư.

So Sánh ROE Với Lãi Suất Ngân Hàng

Để đảm bảo về chi phí cơ hội của đồng vốn, ROE cần cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngân hàng trong từng thời kỳ.

Ngoài ra, về lãi suất vay, nếu ROE của doanh nghiệp thấp hơn lãi suất ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra phần lớn chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

Nếu ROE của doanh nghiệp cao hơn lãi suất ngân hàng, phải xác định mức độ chênh lệch là bao nhiêu, nếu chênh lệch quá thấp thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không cao.

Đánh Giá ROE Trong Nhiều Năm

Thông thường, nên đánh giá và so sánh chỉ số ROE trong ít nhất 3 năm.

Nếu doanh nghiệp chỉ có ROE cao vượt bậc trong năm nghiên cứu, còn những năm trước ROE thấp thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định.

Ngược lại, một doanh nghiệp duy trì được tỷ lệ ROE cao vừa phải trong 3 năm liền (trên 20%) lại thể hiện sức cạnh tranh ổn định trên thị trường.

Mặc khác, việc thống kê chỉ số ROE qua nhiều năm (ít nhất là 3 năm) sẽ thể hiện được mức độ và chiều hướng biến động của ROE.

Chúng ta sẽ biết được ROE của doanh nghiệp có xu hướng tăng hay giảm, mức độ tăng giảm là bao nhiêu.

Hơn nữa, qua đó nhà đầu tư cũng có thể dự đoán được ROE những năm tiếp theo để có quyết định đầu tư chính xác.

So Sánh Với Các Doanh Nghiệp Trong Cùng Nghành

ROE2

ROE của doanh nghiệp bạn muốn đầu tư là 20% hay 35% là tốt? Một chỉ số ROE nếu để riêng biệt sẽ không nói lên được điều gì.

Nếu doanh nghiệp A có ROE là 20% trong khi trung bình ngành ở mức 17% thì rõ ràng A là một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Trong khi đó, nếu doanh nghiệp B có ROE là 25% trong khi trung bình ngành là 30% thì B hoạt động chưa hiệu quả.

Do đó, chỉ số ROE chỉ có ý nghĩa khi so sánh với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành nghề hoặc so sánh trực tiếp với trung bình ngành. ROE trung bình của các ngành nghề có thể được tìm thấy trên các bảng tổng hợp của công ty chứng khoán.

Ứng dụng ROE cho từng ngành

ROE

Như phân tích ở trên, mặc dù hiểu được ROE là gì, ROE cao có ý nghĩa như thế nào, tuy nhiên, ROE cao bao nhiêu là tốt phụ thuộc rất nhiều vào ngành nghề mà doanh nghiệp đang hoạt động. Một số ví dụ cụ thể như sau:

Nghành Hàng Tiêu Dùng

Đối với ngành hàng tiêu dùng, thông thường số vốn bỏ ra cho nguyên vật liệu, nhân công, máy móc,… là khá lớn. Do đó, ROE của các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường ở mức 17% – 22% được coi là tạm ổn.

Tuy nhiên, với một số ngành như cung cấp sữa, tỷ lệ ROE thường rất cao nhờ tính độc quyền và sự chủ động về nguyên liệu.

Nghành Bất Động Sản

Ngành bất động sản thông thường có chỉ số ROE khá cao, đặc biệt đối với các dự án của các chủ đầu tư lớn. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ghi nhận của một số ông lớn bất động sản vào khoảng 40%-60%.

Ngành Cao Su

Ngành cao su và một số ngành hàng xuất khẩu khác có ROE phụ thuộc rất nhiều vào giá bán. Với mức giá bán thường xuyên biến động, ROE của các doanh nghiệp thuộc ngành cao su cũng thay đổi liên tục. Trong thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu, ngành cao su có ROE khoảng 40%.

ỨNG DỤNG ROE TRONG THỰC

Đánh Giá Tốc Độ Tăng Trưởng Của Doanh Nghiệp

Nhà đầu tư vẫn thường lựa chọn đánh giá tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp thông qua chỉ số ROE.

Công thức

công thức tính tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Giải Thích công thức

Tuy là chỉ mang tính tương đối nhưng ROE có thể ước lượng được tốc độ tăng trưởng trong tương lai của cổ phiếu và tốc độ tăng trưởng của cổ tức.

Để ước lượng được tốc độ tăng trưởng của công ty trong tương lai, theo công thức chúng ta sẽ nhân ROE với tỷ lệ lợi nhuận còn lại của công ty (Retention Ratio ).

Tỷ lệ lợi nhuận còn lại này là phần trăm của lợi nhuận mà công ty làm ra và được giữ lại hay được mang đi tái đầu tư cho tăng trưởng của công ty trong tương lai.

Ví dụ:

Công ty X có ROE =15% . Tỷ lệ chia trả cổ tức đều hằng năm 30% trên tổng lợi nhuận.

Nói một cách khác công ty X dành 70% lợi nhuận để mang đi tái đầu tư:

g = 15% x (1-30%)=10,5%.

Công ty Y có ROE = 15%. Tỷ lệ chia trả cổ tức hằng năm 10% trên tổng lợi nhuận.

Và như công ty X thì công ty Y dành 90% lợi nhuận để mang đi tái đầu tư:

g = 15% x (1-10%)=13,5%.

Ở đây bạn nên lưu ý 1 vài vấn đề sau :

Bạn nên cẩn thận trong việc giả định về Retention Ratio và ROE trong dài hạn.

So sánh giữa 2 công ty có thể giúp bạn nhận ra doanh nghiệp nào đang hấp dẫn trong việc đầu tư hơn.

So sánh trên giữa 2 cổ phiếu cho thấy cổ phiếu X hấp dẫn hơn cổ phiếu Y trong dài hạn do có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Hãy chú ý đến việc cổ phiếu có tỷ lệ chi trả cổ tức cao, hãy cân nhắc cổ phiếu Y khi chấp nhận hi sinh tốc độ tăng trưởng.

Tuy nhiên phương pháp này chỉ mang tính chất tương đối và bổ sung góc nhìn từ chỉ số ROE, bạn nên kết hợp thêm những chỉ số khác trước khi đưa ra quyết định đầu tư chuẩn xác hơn.

Đánh Giá Khả Năng Tạo Ra Giá Trị Cho Cổ Đông

Giá trị cổ đông nhận được phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chúng ta có thể so sánh ROE với WACC (Chi phí sử dụng vốn bình quân )

Khi tỷ suất sinh lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn cổ đông ( ROE < Ke), chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động kém hơn kì vọng.

Hãy chắc chắn rằng doanh nghiệp có thể cải thiện tình hình. Nếu không xem xét chắc chắn, bạn đang là người bị thiệt khi đầu tư vào doanh nghiệp này.

Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ động ( ROE < Ke), cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động tốt vượt ngoài mong đợi của cổ đông góp vốn.

Nhận Diện Doanh Nghiệp Có Lợi Thế Cạnh Tranh Bền Vững Cao

Các doanh nghiệp đứng đầu nghành thường có lợi thế về công nghệ, quy mô sản xuất khiến gía vốn hàng bán trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn.

Hơn thế nữa, những doanh nghiệp ở hữu thương hiệu mạnh sẽ quyền thiết lập mặt bằng giá cao hơn đối thủ khác.

Với những lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này thường có lợi nhuận và chỉ số ROE cao hơn so với trung bình ngành.

Ví dụ: Công ty Cổ Phần Công Viên Nước Đầm Sen (DSN)

ROE công ty cổ phần đầm sen nước

Công Viên Nước Đầm Sen đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta, nằm trong quần thể dịch vụ vui chơi giải trí lớn và hiện đại nhất cả nứơc với hiện tích hơn 50ha.

Công viên có 31 loại thiết bị trò chơi dưới nước hiện đại, hàng năm thu hút hơn 1 triệu lượt khách đến tham quan.

Công Viên Nước Đầm Sen là 1 trong những thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam với vị trí xếp hạng 11/50 (TOP50) thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam (năm 2008). Giải thưởng ” Thương hiệu hàng đầu Việt Nam ” “Top Brands 2014″ và ” Doanh nghiệp chất lượng “-Qmix 100:2014 doa Global Trade Alliance tổ chức bình chọn…..

DSN có ROE ~ 40% rất cao so với trung bình ngành Du lịch và giải trí là 6,93%

ROE trung bình nghành

Trong đầu tư, chúng ta phải xác định doanh nghiệp có tồn tại lợi thế cạnh tranh bền vững hay không là yếu tố rất quan trọng. Phần lớn quyết định đến sự thành công trong khoản đầu tư của bạn.

Tuy nhiên theo cách tính thông thuờng vẫn chưa phản ánh đúng với giá trị và tình hình hiện tại của doanh nghiệp, do chỉ tiêu lợi nhuận và vốn chủ sở hữu có thể bị tác động.

Để thấy rõ hơn bức tranh tài chính doanh nghiệp, chúng ta có thể phân tích chỉ số ROE thành nhiều chỉ số nhỏ qua mô hình Dupont.

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ ROE BẰNG MÔ HÌNH DUPONT

Cách tính ROE theo mô hình Dupont

Cách tính ROE theo mô hình Dupont

Cách tính tỷ suất lợi nhuận ròng

Cách tính tỷ suất lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận ròng cho thấy lợi thế doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận từ một đồng doanh thu.

Chỉ số này tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả và có lợi thế nhất định, khi có thể tăng giá bán hoặc tiết giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.

Vòng quay tài sản

Yếu tố thứ hai, vòng quay tài sản:

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản là thước đo khái quát nhất về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Vòng quay tài sản tăng, cho thấy doanh nghiệp đang tạo ra được nhiều doanh thu hơn từ tài sản sẵn có.

Đòn bẩy tài chính

Yếu tố cuối cùng và cũng rất quan trọng, đòn bẩy tài chính:

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẫy tài chính cho chúng ta biết được mối quan hệ giữa tổng tài sản và nguồn vốn có sẵn của doanh nghiệp.

Đòn bẫy tài chính tăng, chứng tỏ doanh nghiệp đang vay vốn bên ngoài nhiều hơn để sản xuất kinh doanh.

Qua mô hình Dupont, chúng ta có thể hiểu rõ bản chất thật sự biến động của chỉ số ROE cũng như có thể dự đoán chính xác hơn chỉ số này trong các năm tiếp thep.

Ví dụ: Phân tích ROE của HSG theo mô hình Doupont

 Phân tích ROE của HSG theo mô hình Doupont

Thông qua mô hình Dupont có thể giải thích được xu hướng tăng giảm ROE của HSG chủ yếu bị ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận sau thuế.

Hai dường ROE và biên Lợi Nhuận Sau Thuế từ năm 2010 đến 2016 biến động gần như giống với nhau hoàn toàn.

Cụ thể NĐTC 2013-2014, biên Lợi Nhuận Sau Thuế của HSG tăng mạnh trở lại thì ROE cũng tăng cùng độ lớn.

Hiệu quả sử dụng tài sản và đòn bẫy tài chính của HSG cũng không ổn định trong giai đoạn đang xét là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến động bởi việc liên tục xây dựng và đưa vào vận hành nhà máy mớ.

Ví dụ: Phân tích ROE của HPG theo mô hình Doupont

Phân tích ROE của HPG theo mô hình Doupont

Tỉ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) nhìn chung tăng từ giai đoạn 2012 tới 2016. Trong đó, đóng góp chủ yếu là tỷ suất lợi nhuận sau thuế tăng gần gấp đôi từ 11% trong năm 2013 lên 20% năm 2016.

Ngược lại, đòn bẩy tài chính được giảm dần do HPG trả dần nợ để xây dựng khu liên hợp. Vòng quay tổng tài sản trong ổn định ở mức 1 – 1.2.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA ROA VÀ ROE

ROE: Tỷ suất thu nhập trên vốn chủ sở hữu (còn gọi là suất sinh lời của vốn chủ sở hữu).

ROA: Tỷ suất thu nhập trên tài sản (suất sinh lời của tài sản)

FL (Financial Leverage): Đòn bẩy tài chính

Công thức để lý giải như sau:

(1) ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
(2) ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản
(3) FL = 1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)

ROE = ROA x FL tức là: ROE = (Lãi ròng / Tổng tài sản) x (1 + (Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu)).

Ví dụ: minh họa bằng số liệu :
Có 2 công ty cùng kinh doanh dịch vụ:

Công ty X có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ;

Công ty Y có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.

Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (X,Y có lãi như nhau).

Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (X,Y có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau).

Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ =40%

Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm (X và Y sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).

Vậy nếu muốn mua cổ phiếu của X hay Y? Lại phải so sánh ROE

ROE = Lãi ròng / Vốn chủ sở hữu
– ROE (X) = 10 tỷ / 20 tỷ = 50%
– ROE (Y) = 10 tỷ / 10 tỷ = 100%

Có thể hiểu X lãi 50% vốn và Y lãi 100% vốn

Với kết quả trên thì Y đáng để đầu tư hơn X, vì: ROE (Y) > ROE (X).

Vì ROA của X và Y là như nhau nên ta có:

Theo công thức

Mối quan hệ giữ ROA và ROE

Qua ví dụ trên có thể thấy mối quan hệ giữa ROA, ROE và FL có mối liên kết với nhau. Công ty vay nợ càng nhiều thì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao và rủi ro như thế rất lớn cho doanh nghiệp cũng như rủi ro trong quá trình đầu tư của bạn.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ROE

Thực ra, mỗi chỉ số tài chính sẽ có những ý nghĩa riêng và ưu và khuyết điểm riêng, ROE cũng vậy. Đây không phải một chỉ số toàn năng, do đó khi sử dụng ROE chúng ta phải lưu ý một số vấn đề sau:

ROE Bị Ảnh Hưởng Bởi Các Khoản Lợi Nhuận Bất Thường

Không phải là nguồn thu cố định, những khoản thu bất thường làm ROE biến động và có thể gây bối rối đối với một số nhà đầu tư. Tuy nhiên, đây là đặc thù của một số ngành nghề, ví dụ: bất động sản.

ROE bất động sản

Lợi nhuận của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phụ thuộc lớn vào tiến trình hoàn thiện, bàn giao dự án.

Trong khi đó, có những giai đoạn dự án bàn giao liên tục, lợi nhuận tăng vọt, lại có những giai đoạn toàn bộ dự án đang triển khai, không ghi nhận lợi nhuận. Do đó, cần xác định kỹ ngành nghề định đầu tư để nhận định về ROE phù hợp.

ROE Thay Đổi Do Doanh Nghiệp Mua Lại Cổ Phiếu Quỹ

Một số trường hợp doanh nghiệp mua lại cổ phiếu quỹ sẽ làm giảm vốn chủ sở hữu. Trong khi đó, lợi nhuận không đổi làm ROE tăng. Trong tình huống này, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp không thay đổi, tuy nhiên nếu chỉ nhìn vào ROE có xu hướng tăng, ta lại bị chỉ số này “đánh lừa”.

Có thể nói, việc mua lại cổ phiếu quỹ đã làm “bóp méo” thực trạng ROE của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp đã lợi dụng kỹ thuật này để tăng thêm độ hấp dẫn của cổ phiếu trên thị trường.

Như vậy, ROE không phải là một chỉ số toàn năng, chúng ta cũng không thể chỉ dựa vào ROE để đánh giá về hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Cần kết hợp ROE và các chỉ số tài chính khác như ROA, EPS,… để đánh giá toàn diện tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Những thông tin trên đã giúp chúng ta hiểu được ROE là gì, cách tính toán ROE, ý nghĩa và ứng dụng ROE trong các ngành nghề khác nhau. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chính xác và thu được lợi nhuận mong muốn.

Lưu ý: Bài viết trên đây mang tính chất tham khảo. Chúng tôi miễn trừ mọi trách nhiệm với những chia sẻ này.

Quà tặng đặc biệt cho bạn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[ĐS10] Logic - 01.Mệnh đề & Tập hợp