[TinHoc-Web] @Excel01 - Liên kết dữ liệu trong google drive

 Cách liên kết dữ liệu giữa các bảng tính trong Google Sheets

Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với những thao tác cơ bản khi sử dụng bảng tính trong Google Sheets như sử dụng các hàng và cột cụ thể, tính toán, tạo biểu đồ tròn, cột, đường từ dữ liệu, v.v... Nhưng tại sao chúng ta chỉ dừng ở đó. Bạn cần phải nâng cao bảng tính hơn như liên kết dữ liệu giữa các bảng tính với nhau, lấy dữ liệu hoặc dải dữ liệu chính xác và đặt chúng ở một vị trí hoàn toàn mới trên trang tính khác. Do vậy bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn cách liên kết dữ liệu sử dụng hàm QUERY và IMPORTRANGE.

Lưu ýKhi liên kết dữ liệu với bảng tính khác, bạn cần phải nhấp vào ô và "Allow Access" (cho phép truy cập) sau khi nhập công thức, nếu không dữ liệu sẽ không xuất hiện.

Cách liên kết dữ liệu bằng hàm IMPORTRANGE

Phương pháp đầu tiên, cơ bản nhất để liên kết dữ liệu giữa các bảng tính là sử dụng hàm IMPORTRANGE. Dưới đây là cú pháp:

=IMPORTRANGE("spreadsheet_key", "range_string")

"Spreadsheet key" là một chuỗi dài các số và chữ cái trong URL cho một bảng tính nhất định. "Range string" là tên chính xác của bảng tính lấy dữ liệu (được gọi là "Sheet1", "Sheet2", v.v… theo mặc định), theo sau là '!' và phạm vi của các ô muốn lấy dữ liệu .

Dưới đây là bảng sẽ liên kết dữ liệu:

Trên bảng tính này, chúng ta sẽ lấy dữ liệu từ ô A1 đến D100. Do đó ta sẽ có công thức sau:

=ImportRange("1ByTut9xooZdPIBF55gzQ0Cdi04owDTtLVc_gPGtOKY0", "Sheet1!A1:D100")

Công thức này sẽ nhập dữ liệu từ một bảng tính sang bảng tính khác. Ở đây là nhập dữ liệu từ ô A1 đến ổ D100 từ bảng tính "Sheet1". Dữ liệu sẽ được hiển thị sang bảng tính khác vẫn giữ nguyên định dạng như trong sheet gốc.

Sử dụng hàm QUERY để nhập dữ liệu có điều kiện

Hàm IMPORTRANGE được dùng để chuyển dữ liệu với số lượng lớn giữa các trang tính, nhưng nếu muốn liên kết dữ liệu cụ thể, hãy sử dụng hàm Query. Thao tác này sẽ tìm kiếm những từ hoặc điều kiện nhất định bạn đã thiết lập, sau đó kéo dữ liệu tương ứng từ cùng hàng hoặc cột đó.

Ví dụ ở đây, chúng ta sẽ lấy dữ liệu “Units Sold” của Đức.

Để lấy dữ liệu gõ công thức sau:

=QUERY( ImportRange( "1ByTut9xooZdPIBF55gzQ0Cdi04owDTtLVc_gPGtOKY0", "Sheet1!A1:O1000" ) , "select Col5 where Col2 = 'Germany'")

Ở đây, dữ liệu "ImportRange" thực hiện theo đúng cú pháp trước và sau đó chúng ta sẽ chỉ định hàm tới cột 5 là cột chứa "Units Sold") có chứa cột 2 “Germany”. Vì vậy, có hai "đối số" trong truy vấn này là ImportRange và select ColX where ColY = 'Z'.

Hướng dẫn ở trên cho phép bạn tạo sự liên kết giữa các trang bảng tính và có thể cập nhật dữ liệu tự động khi thay đổi trên một bảng tính.

Chúc các bạn thực hiện thành công

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[Chứng Khoán] &6. Chỉ Số ROE: Tính Toán Và Cách Dùng

[ĐS10] Logic - 01.Mệnh đề & Tập hợp